This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Tác dụng chữa bệnh của kim ngân hoa


Cây kim ngân hoa Hay còn gọi là nhẫn đông vì loại cây này có thể chịu được khí hậu lạnh. Đây là một vị thảo dược quý được sử dụng từ lâu. Có tác dụng kháng khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở ngứa, rôm sẩy, thấp khớp và viêm mũi dị ứng. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại cây này, Trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp.

Mô tả cây kim ngân hoa

Cây kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera japonica. Là loại thực vật dây leo, nhiều cành. Cây có chiều dài đến 9 - 10m. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài, có phiến lá rộng từ 1,5 – 5cm chiều dài 38cm khi trưởng thành. Hoa kim ngân mọc ở kẽ lá, có 2 hoa mọc trên 1 kẽ lá và chung cuống. Khi hoa kim ngân mới nở sẽ có mầu trắng và chuyển thành vàng khi đã thành thục. Nụ hoa kim ngân hình gaayjhowi cong dài khoảng 2,5cm. Quả kim ngân hình cầu và có mầu đen. Hoa kim ngân có mùi thơm nhẹ. Cây hoa kim ngân thường hay mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và sáng.

Cây kim ngân hoa
Thegioithuocnam.vn là địa chỉ tin uy tín mua Hoa kim ngân liên lạc với chúng tôi qua số 0988979220


Bộ phận thường dùng

Cây kim ngân hoa là một loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tật, nâng caao sức khỏe. Bộ phận thường được sử dụng là hoa kim ngân và cành lá.

Thu hái và bảo quản

Hoa kim ngân thường thường nở từ tháng 3 – 5 cho nên đây cũng là thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Sau khi thu hái về, kim ngân hoa sẽ được phân loại, bỏ đi những phần không dùng được hay bị hỏng rập, thối. Sau đó hoa kim ngân được đem phơi khô, hoặc sấy khô, và đem bảo quản để sử dụng. Hoa kim ngân khi đã khô được cho vào túi và bảo quản nơi thoáng mát tránh ẩm mốc.

Hình ảnh hoa kim ngân

Tác dụng kim ngân hoa

Đông y cho rằng kim ngân hoa có tính mát lạnh, vị ngọt và hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ vị. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu.

Hoa kim ngân khi đã được sơ chế

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy hoa kim ngân có chứa Scolymozid ( lonicerin ), 1 số Carotenoid ( s carotene, cryptoxantin, auroxantin ). Lá chứa Loganin. Nước sắc từ  hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị. Có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo.

Một số bài thuốc sử dụng kim ngân hoa


1. Điều trị chứng mẩn ngứa, ban sởi, mề đay, dị ứng:

Hoa kim ngân sử dụng 12 – 16g sắc kỹ hoặc hãm để sử dụng. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Hoa kim ngân 20g, Thổ phục linh, Quyết minh tử, hai vị trên sao vàng, hạ thổ dùng mỗi vị 6g. Sinh địa, Mạch môn, Hoàng đằng mỗi vị 8g. Huyền sâm, Liên kiều mỗi vị 10g. Rửa sạch cho vào nồi đổ 800ml nước sắc kỹ, đến khi còn lại 200ml. Uống làm ba lần trong ngày, ngày uống 1 thang.

2.  Chữa mụn nhọt bài thuốc có tên là Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm các vị sau:

 Kim ngân hoa 16g
 Trần bì 8g
Phòng phong 8g
Cam thảo 4g
Bối mẫu 6g
Nhũ hương 4g
Một dược 4g
Thiên hoa phấn 8g
Tạo giác thích 4g
Xuyên sơn miếng
Các vị thuốc trên trộn điều sắc đặc, ngày uống 3 lần, cách xa bữa ăn khoảng 30 phút, một thang uống 2 ngày.

3. Chữa bệnh vẩy nến thang thuốc có tên là Ngân kiều tán các vị gia giảm gồm:

Kim ngân hoa 16g
Liên kiều 16g
Ngưu bang tử 8g
Kinh giới 12g
Trúc diệp 8g
Bạc hà 6g
Chi tử 6g
Bồ công anh 12g
Hạ khô thảo 8g
Thổ phục linh 12g
Các vị thuốc trên sắc đặc ngày uống 3 lần mỗi lần cách bữa ăn 30 phút, một thang uống 2 ngày.

Kiêng kị: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.

Chúng tôi chuyên bán kim ngân hoa chất lượng đảm bảo. Chúng tôi nói không với chất bảo quản thực vật, không với hàng pha tạp. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết địa chỉ mua hoa kim ngân ở đâu chất lượng tốt, uy tín tại Hà Nội. Hãy liên lạc ngay với Thegioithuocnam.vn. Chúng tôi cam kết hàng thảo dược bán tại Thegioithuocnam.vn luôn luôn đảm bảo chất lượng.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:


ADD: số 48 – ngách 173/68 – Hoàng Hoa Thám – Hà Nội

HOTLINE: 0988979220

Thegioithuocnam.vn chuyên cung cấp cây thuốc nam đảm bảo chất lượng


Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Tác dụng của bạch quả

Bạch quả

A. Tên gọi khác của bạch quả
Tên dân gian: Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa học Ginkgo biloba L.
Họ khoa học: Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
B. Mô tả cây, dược liệu bạch quả
1. Mô tả cây bạch quả
Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như mọc vòng, trên cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có mùi bơ khét rất khó chịu
Thành phần dùng làm thuốc: Quả bạch quả
Phân bố, thu hái và chế biến: Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.
C.Thành phần hoá học bạch quả



Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
E. Tác dụng dược lý của bạch quả
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳncủa người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.
F. Công dụng và liều dùng bạch quả trong YHCT
1. Tính vị của bạch quả: Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng.
2. Tác dụng bạch quả: Tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả tươi ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy tức khó chịu.
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
F. Đơn thuốc kinh nghiệm có bạch quả



Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử 8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước 600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.
Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả, 5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.
G. Ứng dụng lâm sàng trong điều trị tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
-  Bạch quả thường dùng điều trị thiếu máu não, hen phế quản

Theo Thaythuoccuaban.com

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Tác dụng của nụ không phải ai cũng biết


Tác dụng của nụ vối không phải ai cũng biết


     Nụ vối đã được sử dụng như  thứ nước giải khát hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng của nó đối với sức khỏe. Nụ vối được trồng chủ yếu ở miền bắc nước ta. Nước vối có màu nâu sậm, mùi thơm dịu nhẹ và có vị đắng, ngọt .
Uống nụ vối có tác dụng gì ?
Uống nụ vối thường xuyên có hại không ?
Phụ nữ đang mang thai có lên uống nụ vối ?
Tất cả những thắc mắc trên sẽ được trình bày trong bài viết này.

Tác dụng của nụ vối

    Theo đông y việc uống nước vối sẽ có những tác dụng sau:
                                 
Cây vối 
-         -       Tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất trong nước vối sẽ kích thích tiết ra nhiều dịnh tiêu hóa, chất tamin giúp bảo vệ niêm mạc ruột, còn có tinh dầu trong nước giúp kháng khuẩn nhưng không làm hại những vi khuẩn có ích trong ruột.
-         -        Ngoài ra các bà mẹ thường lấy lá vối về đun láy nước tắm dùng để chữa trị các căn bệnh ngoài da như gẻ lở, nấm đầu… Được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên.
-    Theo những nghiên cứu gần đây nhất nụ vối còn có thêm những tác dụng sau:
-         Nụ vối có tác dụng bình ổn đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể do bệnh đái tháo đường.
                                            
Dùng nụ vối thường xuyên có lợi cho sức khỏe
Nếu bạn cò đang băn khoăn không biết chọn mua nụ vối chất lượng ở đâu hãy liên lạc với chúng tôi. Thegioithuocnam.vn cam kết bán nụ vối đảm bảo chất lượng, không chất bảo quản, sản phẩm hoàn toàn tự nhiên.

Uống nụ vối thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khỏe ?

    Từ bao đời nay người dân đã sử dụng nước vối như một loại thức uống giải nhiệt vào mùa hè mà không thấy một tác động xấu nào tới sức khỏe.
    Tác dụng của nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều giàu mỡ, giải độc. Nói chung về cơ bản việc sử uống nước vối thường xuyên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng không vì vậy mà chúng ta lạm dụng một cách vô tội vạ.
    Không lên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây ảnh hưởng việc hấp thu dưỡng chất.


Phụ nữ mang thai có lên uống nụ vối ?

    Công trình hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản cho thấy.
-         Nụ vối có tác dụng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nụ vối có nhiều thành phần vitamin, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt lợi sữa.
Vì vậy phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng.
-         Phụ nữ đang mang thai lên lưu ý khi sử dụng nụ vối:
                                                 
Trà nụ vối

+ Không lên uống nụ vối vào sáng sớm, hay đang đói, vì nước vối kích thích tiết dịnh tiêu hóa khi uống lúc đói, bụng sẽ cồn cào.
+ Ngoài ra các bà phụ nữ đang mang thai khi sử dụng cũng lên dựa vào thể trạng khi uống nước vối sao cho hiệu quả. Thông thường chỉ lên uống 1 đến 2 cốc 1 ngày
+ Trong nụ vối tươi có chứa kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh. Do đó phụ nữ đang mang thai lên sử dụng vối khô sẽ tốt hơn vối tươi.

       Chúng tôi chuyên bán nụ vối đảm bảo chất lượng tại Hà Nội, không chất bảo quản. Cam đoan không bán hàng Trung Quốc. hãy liên hệ vối chúng tôi để mua sản phẩm chất lượng, thông tin xin liên hệ:

ADD: Số 48 – Ngách 173/68 – Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội
HOTLINE: 0988 979 220
Thegioithuocnam.vn chuyên cung cấp các cây thuốc trên thị trường

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Giảo cổ lam có tác dụng gì


                              Tác dụng giảo cổ lam đối với sức khỏe


     Đã từ nâu nhân dân ta đã biết sử dụng giảo cổ lam trong việc phòng và trị bệnh. Người Trung Quốc xem cây thuốc này như một loại thuốc trường sinh, kéo dài tuổi thọ.
    Giảo cổ lam hay còn gọi là Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ có tên khoa học Gynostemmapetaphyllum Ccucurbitaceae. Giảo cổ lam có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, phòng ngừa bệnh tật. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của giảo cổ lam trong việc phòng và chữa bệnh.


Cây giảo cổ lam


Tác dụng của giảo cổ lam.

    Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tác dụng của cây giảo cổ lam đối với sức khỏe trong đó phải kể đến nghiên cứu của GSTS Phạm Thanh Kỳ - Nguyên hiệu trưởng trường đại học dược Hà Nội.
    Dựa theo kết quả nguyên cứu này Giảo cổ lam rất tốt cho bệnh nhân mỡ máu cao.ngoài ra cây giảo cổ lam còn chứa nhiều hoạt chất giúp ổn định huyết áp, hạ đường huyết và tăng cường miễn dịnh. Cây giảo cổ lam được biết đến nhiều với những tác dụng sau:
- Làm hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch máu, chống huyết khối, sử dụng tốt cho người mắc bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường tuyp 2, hạn chế biến chứng của bệnh.
- Tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp, giúp an thần , ngủ ngon, tăng cường hệ miễn dịnh.
- Tác dụng phòng chống ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u.

                                 
Trà giảo cổ lam có tác dụng giảm béo

- Giảo cổ lam giảm béo, hạ mỡ máu. Do chất saponin có chứa trong cây giảo cổ lam giúp cơ thể tiêu thụ lượng mỡ thừa một cách mạnh mẽ.
- Tăng cường chức năng của gan.

Có nên sử dụng giảo cổ lam làm thức uống hàng ngày.


                              
Trà giảo cổ lam

   Theo quan điểm điểm riêng của chúng tôi thì bạn có thể thử sử dụng giảo cổ lam hàng ngày. Nhưng các bạn cần lưu ý :
- Phụ nữ có thai và trong thời kỳ cho con bú không nên sử dụng.
- Những người bị huyết áp thấp khi sử dụng nên có sự tư vấn của thầy thuốc.

Liều lượng nên dùng bao nhiêu thì đủ.

- Mỗi ngày bạn có thể sử 15 - 20g giảo cổ lam sắc hoặc hãm thay trà uống. Không nên sử dụng vào buổi tối dễ gây mất ngủ.

Chúng tôi chuyên bán Giảo cổ nam 5 lá khô với chất lượng đảm bảo 100%, không chất bảo quản độc hại.
Mọi thông tin xin liên hệ:
ADD: số 48 ngách 173/68 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội  ( làng thuốc nam Đại Yên ).
ĐT: 0988 979 220


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Tác dụng cây chó đẻ răng cưa trong việc điều trị bệnh


       Cây chó đẻ răng cưa hay còn được biết đến với cái tên diệp hạ châu, có tên khoa học là: phyllanthus urinaria, họ dầu Euphorbiaceae.
      Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang, sống các nước nhiệt đới. Do đó chúng ta có thể tìm kiếm dễ dàng trên khắm các tỉnh thành của Việt Nam.

Có mấy loại chó đẻ răng cưa.

-         -             Cây chó đẻ răng cưa có hai loại, hình bên dưới.
Cây diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu đắng



Diệp hạ châu ngọt


-       -               Cả hai loại trên đều có nhiều dược tính nên ngay từ xa xưa, hai loại này đều được sử dụng làm thuốc. Bộ phận cây lá chó đẻ răng cưa được sử dụng bao gồm lá, rễ, cành, đều có thể dùng để chữa bệnh.

Cây chó đẻ có tác dụng gì.

-         -             Cây chó đẻ răng cưa hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh gan: viêm gan B, sơ gan cổ trướng, suy gan, chữa vàng da…
-         Theo đông y, diệp hạ châu đắng là loại thuốc vị đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc… Dùng để chữa viêm ruột, kiết lỵ, các chứng ung nhọt và thũng độc không rõ nguyên nhân.



Cây chó đẻ răng cưa gây vô sinh.

-         -               Nhiều nguồn thông tin gần đây nói cây chó đẻ răng cưa gây vô sinh. Theo đông y một khi cơ thể chúng ta bị mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh tật, làm giảm khả năng thụ thai.
-         -              Chuyện cây chó đẻ răng cưa gây vô sinh có thể bắt nguồn từ khái niệm trên, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nói đến.

  


Tác dụng phụ của cây chó đẻ răng cưa.

-         -               Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai nên tuyệt đối không nên sử dụng, bởi tác dụng dược lý của cây có thể gây co mạch máu và tử cung, uống vào sẽ dẫn đến hỏng thai.
-         -               Những người huyết áp thấp cũng không nên sử dụng, tác dụng của diệp hạ châu dắng có thể gây nên tụt huyết áp nhẹ.

-         -              Chúng ta cũng không nên lạm dụng, những người không mắc các chứng bệnh về gan, mà sử dụng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chai gan, xơ gan…

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Chè vằng có thật sự lợi sữa, giảm mỡ bụng

                     Tác dụng của chè vằng lợi sữa, giảm béo


      Nhân dân ta từ xa xưa đã biết sử dụng lá cây chè vằng sắc lấy nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, nước chè vằng có tác dụng giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon miệng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Chè vằng có tác dụng lợi sữa, kháng viêm rất tốt cho phụ nữ sau sinh, phòng tránh các chứng hậu sản, lá chè vằng còn được sử dụng để sưng vú , rắn cắn….

Cây lá chè vằng
Cây chè vằng

          Những năm gần đây công dụng của trà vằng trong việc kích thích tiết sữa, tiêu độc và giảm mỡ thừa hiệu quả, đã được rất nhiều người quan tâm.
        Theo nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây trà vằng có các chất terpenoit, glycosit đắng, flavonoit và ancaloit. Do vậy việc sử dụng trà vằng sẽ có tác dụng sau :
-          -     Đối với phụ nữ sau sinh, chè vằng giúp lợi sữa, tiêu độc và giảm mỡ thừa
-          -     Chống viêm  làm mau lành vết thương, giúp ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
      -     Thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, giúp ngủ ngon.

                                    
uống chè vằng lợi sữa
Chè vằng lợi sữa


-      Phụ nữ sau sinh sử dụng chè vằng cần lưu ý.
       -    Tác dụng của chè vằng lợi sữa, kháng viên rất tốt với phụ nữ sau sinh. Do vậy phụ nữ sau sinh nên uống chè vằng 1 một cốc còn nóng trong những giờ đầu tiên, giúp kháng viêm, kích thích tiết sữa.
       -     Nếu chưa uống quen thì chị em có thể pha loãng để uống.

      Có thật chè vằng giảm cân ?
   -    Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm. Như đã trình bày ở trên trong chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit và ancaloit có tác dụng giảm béo, tiêu mỡ bụng.
         -    Đối với chị em việc sử dụng trà chè vằng thường xuyên sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, giúp thân hình cân đối, giảm cân ăn ngon miệng hơn.
                                 
Tác dụng của chè vằng giảm mỡ bụng
Uống chè vằng mỗi ngày để có thân hình cân đối

 Chè vằng có tác dụng phụ ?

      -     Đây là câu hỏi mà mọi người rất quan tâm khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào. Chè vằng đã được sử dụng rất nâu đặc biệt là các tỉnh Miền trung của nước ta người dân sử dụng chè vằng làm nước uống thay trà hàng ngày và có sức khỏe tốt. Chè vằng có tác dụng giảm béo cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
                                     
Uống chè vằng hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe

Cách pha trà vằng


        -    Ta có thể đun trà như sắc thuốc hoặc cũng có thể hãm như hãm nước trè mạn. Nhưng nếu có thời gian sắc thì trà sẽ được nước hơn.
      -      Về liều lượng sử dụng nên dùng 15 – 20g cho cả ngày.

Mua chè vằng ở đâu uy tín, giá rẻ và chất lượng đảm bảo tại Hà Nội


                                    
Đang băn khoăn
Bạn đang băn khoăn mua chè vằng ở đâu
       Nếu bạn đang băn khoăn, không biết nên mua chè vằng ở đâu tốt, không bị pha trộn với giá cả phải chăng thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi. Chúng tôi chuyên bán chè vằng tại Hà Nội cùng các loại thảo dược khác, không chất bảo quản độc hại, hàng không trôi nổi.

                                                Mọi thong tin xin liên hệ:
ADD: số 48 ngách 173/68- Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội ( làng thuốc nam Đại Yên )
                                                HOTLIE: 0988 979 220

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Trị ho bằng cách dân gian

Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm

    Khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:

Nước vo gạo và rau diếp cá

Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút.
                                     
Cây diếp cá từ nâu đã được sử dụng làm thuốc trị ho
Cây diếp cá từ nâu đã được sử dụng làm thuốc trị ho
 Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn

Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

Cây xương sông

Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.

Củ nghệ tươi

Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống 1 thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé.
                                    
Vị thuốc và cũng là gia vị trong bữa ăn
Vị thuốc và cũng là gia vị trong bữa ăn
 Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái)

Quất xanh

2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Hạt quả quất xanh

Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

Lê + đường + xuyên bối

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ

Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.

Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút.
                                    
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn
 Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Tỏi và mật ong

Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Đu đủ chín

Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.

Trà cam thảo

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Húng chanh và quất

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
GĐOL                                                                                    Nguồn : Báo đất việt